Vùng đất phía Tây Nam của Washington, D.C. (Mỹ) đang diễn ra một thử nghiệm xã hội. Trong những năm sau cuộc nội chiến, đó là một khu đất bán phá giá mang tính phân biệt chủng tộc cao cho cư dân nghèo nhất của thành phố, được phân chia khá đồng đều giữa những người Scotland, Ireland, Đức, dân nhập cư Đông Âu và dân nô lệ giải phóng da đen. Mặc dù tình hình đã được cải thiện vào những năm 1900s, đặc biệt là dọc theo bờ sông Tây Nam, trải qua bốn thập kỷ tiếp theo, cho đến khi chính quyền liên bang muốn mở rộng ranh giới tự nhiên của liên bang Washington đã cưỡng chế chục ngàn cư dân để san bằng một khu vực đã có gần 19 thế kỷ và xây dựng một xã hội không tưởng mới tinh tại vị trí đó. Họ đã hình dung về tương lai.
Vì vậy, khi các nhà đầu tư Hoffman-Madison Marquette tiến hành động thổ công trình có diện tích khoảng 52-acre (21 ha) vào đầu năm sau, họ sẽ thực hiện công việc với truyền thống tự hào thành phố này. Công ty kiến trúc EE&K thuộc Perkins Eastman Company, phụ trách quy hoạch tổng thể của dự án này, cho biết đang thiết kế một bến cảng của thế kỷ 21. Thiết kế bến cảng vừa là sự hồi tưởng lại quá khứ cũng như nhìn về tương lai phía trước.
Phối cảnh quy hoạch mới bến cảng Tây Nam (nguồn: EE&K).
BẠN KHÔNG THỂ CHỈ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THEO KIỂU CẢNG ĐÔ THỊ HỖN HỢP Ở KHẮP MỌI NƠI.
“Đặc biệt, ngày càng nhiều người nghĩ rằng những khu bờ sông lớn là những nơi diễn ra rất nhiều các hoạt động dưới nước”, ông Stan Eckstut, chủ tịch cấp cao của công ty EE&K phát biểu. Ông chỉ ra trường hợp Baltimore và Sydney, nơi mà các chương trình phát triển hạ tầng không chỉ triển khai trên đất liền mà còn mở rộng ra ở dưới nước và về mục đích sử dụng của nó, làm cho các cảng đông đúc hơn với nhiều dịch vụ và tiện nghi hơn.
Các khu bờ sông thuộc các thành phố đô thị đã phát triển quá xa so với tính chất lịch sử của nó, Eckstut nói. Do những ý tưởng mới về chia vùng quy hoạch cũng như xu hướng rõ nét của ngành công nghiệp hàng hải như công-ten-nơ hóa, một số khu bến cảng đô thị đã không được dùng đến. Nhưng không phải tất cả các khu bờ sông cần phải được phát triển thành bến cảng để có thể thành công. Và chắc chắn không phải tất cả các khu bờ sông cần phải có các công viên.
Hãy xem xét bờ sông Tây Nam của thủ đô Washington. Một khu vực thương mại sôi động vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, Maine Avenue SW, chạy dọc theo một con kênh ra sông Potomac, rơi vào cảnh hoang tàn khi vùng Tây Bắc của Washington phát triển mạnh. Bờ sông phía Tây Bắc ở Georgetown vẫn là một khu vực thương mại sôi động-dù ở đó dành nhiều đất cho công viên dọc theo đường mòn Crescent Capital, bị chia cách với thành phố bởi đường cao tốc Whitehurst.
Khu bờ sông phía Tây Nam ngày nay của Washington
“Hầu hết các khu bờ sông tôi đang làm việc – Cleveland, Buffalo, Toronto – xu hướng chắc chắn là di chuyển ra khỏi công viên và không gian mở và đưa thành phố trở về với bờ sông”, ông Eckstut nói, “Trả lại cho khu vực đó về với hiện trạng ban đầu khi nó được hình thành, như cầu tàu, với các thương gia dỡ hoặc bốc hàng lên. Thành phố thực sự đã lớn lên bên các bờ sông.”
Courtesy of Google Maps
Khi ra khỏi thành phố như khu bờ sông Tây Bắc, nó không bị cô lập giống như khu bờ sông Tây Nam. Khi khu phố đó đã được quy hoạch lại và phá hủy vào giữa thế kỷ – với những ngôi nhà liền kề của thế kỷ 18 bị san bằng để dành chỗ cho các khu căn hộ-thương mại theo ý tưởng của kiến trúc sư IM Pei và Chloethiel Smith. Không ai nghĩ tới sự phát triển thương mại trong tương lai của khu bờ sông phía Tây Nam. Chỉ có thị trường cá ở Maine Avenue được dành chỗ để phát triển. Và khi các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách liên bang xây dựng các tòa nhà liên bang chiếm trọn một khu vực ở L’Enfant Plaza và các nơi khác ở phía Tây Nam bên dưới trung tâm hành chính quốc gia (National Mall), chưa nói tới I-395, khu phố hầu như bị cách ly khỏi phần còn lại của thủ đô Washington. Hiện nay, hoạt động thương mại hoặc dân cư ít ỏi dọc theo khu bờ sông (bỏ qua phần công viên) đã phát triển dần cho dù có nhiều đất bê tông bỏ hoang liền kề.
Không gian thương mại sẽ quay trở lại phía bờ nước (nguồn: EE&K)
Bến tàu giải trí và thương mại sẽ là chìa khóa để mở rộng khu vực dân cư về phía mặt nước (nguồn: EE&K)
Có lẽ vì có tiềm năng lớn, dự án Wharf ở Washington, D.C. đang phát triển với tốc độ nhanh hơn so với dự án ven mặt nước khác mà EE&K đang xúc tiến triển khai. Đó là nhờ một phần không nhỏ bởi điều kiện thị trường mạnh của Washington. Dự án Wharf tạo ra những điều kiện thị trường đó cho Maine Avenue với một quy hoạch phát triển mở rộng về phía mặt nước. Bờ sông Tây Nam sẽ có một bến tàu cho thành phố Washington và bến tàu quá cảnh, bến tàu giải trí, và bến tàu thương mại cho các tàu như tàu thuyền ăn tối. Các bến du thuyền hiện đặc trưng của bờ sông Tây Nam sẽ không biến mất. Chúng sẽ được mở rộng, và cũng sẽ có bến tàu du thuyền cho các tàu tham quan và ngay cả du khách thăm quan trong ngày. Thực tế, Eckstut hình dung các tàu thuyền của các Đại sứ quán ở Washington và các quốc gia trên khắp thế giới là một điểm hấp dẫn lớn đối với người dân Washington.
Du lịch tất nhiên là một thuộc tínhđặc trưng của bất kì bờ sông nào. Nhưng phần lớn tương laicủa bờ sông sẽ kết hợp nhiều mục đích sử dụng khuyến khích bán lẻ, khu dân cư, và đặc biệt là quá cảnh.
“Nó phải trở thành một phần bình thường của cuộc sống thành phố.Bạn không thể khiến nó ngừng họat động,” Eckstut nói,”Nó phải được mở để kinh doanh giống như bất kỳ đường phố khác.”
Bờ sông mà ông hình dung ở Washington và các nơi khác ở Mỹ là có những nhà hàng không đóng cửa khi có tuyết. Một thách thức riêng đối với dự án Wharf của Washington là tái kết nối khu vực này và phần còn lại của miền Tây Nam với phần còn lại của thủ đô Washington. Đó là một nhiệm vụ mà các quan chức liên bang đang giải quyết bằng quy hoạch khu vực sinh thái phía Tây Nam. Ủy ban Quy hoạch vùng thủ đô, Ủy ban nghệ thuật Hoa Kỳ, và các lực lượng đặc nhiệm khác hy vọng biến đổi hoàn toàn một khu vực rộng 110 mẫu chủ yếu là bê tông, ở phần lớn liên bang Washington thành một khu phố đi bộ, phát triển bền vững vào năm 2030, khoảng 10 năm sau khi các công trình cuối cùng của dự án Wharf được quy hoạch đúng quỹ đạo.
Washington xa so với bờ sông duy nhất đó được hồi sinh một cuộc sống mới. Có lẽ khu vực lớn nhất là HafenCity được quy hoạch cho thành phố Hamburg (CHLB Đức) nhằm đem lại một sức sống mới và tôn tạo một khu cảng cũ dọc theo sông Elbe ở khu phố Hamburg-Mitte. Phần chính của quy hoạch này là Elbe Philharmonic Hall, một phòng hòa nhạc lớn được thiết kế bởi công ty kiến trúc Thụy Sĩ Herzog and de Meuron. Đó là một thiết kế ấn tượng: móng tòa nhà lớn hình tam giác bằng gạch, ở bên trên là một kết cấu tháp cao vút được bao bọc trong một mặt tiền kính kiểu dáng đẹp. Nằm ở trong nước, tòa nhà gợi lên hình ảnh một con tàu cướp biển đang xuất hiện ở cảng.
Hình ảnh đường đi bộ ven sông được quy hoạch (nguồn: EE&K)
Ý tưởng dựa trên tác động của cảng Bilbao: Đầu tư vào một kiến trúc sư vĩ đại, và những người khác sẽ làm theo. Chiến lược đó đã mất đi sự ủng hộ trong những năm gần đây. (Trong khi viện bảo tàng Guggenheim của Frank Gehry ở cảng Bilbao, Tây Ban Nha đã biến đổi thành phố yên bình trước đây, thành phố này phải chịu sự chênh lệch về thu nhập lớn giữa các cư dân sống ở đây lâu năm và những người mới phất lên.) Nhưng Hội trường Elbe Philharmonic cũng có một khách sạn 250 phòng, gara đỗ xe, và các tiện nghi khác- làm cho công trình đa năng hơn hoàn toàn không giống như Guggenheim của Gehry.
Với mực nước tăng lên trên khắp thế giới, có một số yếu tố của thiết kế bờ sông vẫn không thể hình dung được về bản chất. Có ít loại đất nhạy cảm về mặt môi trường trong trung tâm thành phố và khả năng giới thiệu các đặc tính cảnh quan, khu vực công cộng, và thậm chí cả thảm thực vật trong nước hơn. Những câu hỏi về mực nước đang hình thành bất chấp các câu hỏi về khu bờ sông của thế kỷ 21 mang tính kinh tế: Làm thế nào các nhà quy kế hoạch có thể khôi phục lại các thuộc tính công nghiệp trước đây của khu bờ sông? Bờ sông Tây Nam Washington đưa ra một câu trả lời: nói chung, đừng đưa khu vực này vào sự hoài nghi và hãy làm cho nó thành một khu phố khác giống như bạn muốn tìm thấy ở bất cứ nơi nào.
Bạn không thể áp dụng kiểu đô thị bờ sông mật độ cao đa năng ở khắp mọi nơi”, Eckstut nói, “Nó phải nằm ở khu trung tâm chính của thành phố”.
Kriston Capps (The Atlantic Cities) – Hà Ly (dịch)
___Ban biên tập LSS___