1. Khái Niệm Về Tổng Thầu:
Tại khoản 35, Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 của chính phủ có nêu ra khái niệm về tổng thầu xây dựng như sau:
“Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu một, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng.”
2. Tổng Thầu Gồm Các Loại Hình Nào?
Tổng Thầu Xây Dựng chia làm nhiều loại hình, chủ yếu có:
Tổng thầu thiết kế xây dựng. Tổng thầu thi công xây dựng các công trình (tổng thầu xây lắp). Tổng thầu thiết kế kết hợp thi công công trình. Tổng thầu thiết kế, thi công và phân phối thiết bị công nghệ. Tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế, phân phối thiết bị và thi công xây dựng công trình (tổng thầu chìa khóa trao tay). Trong đó các đơn vị Tổng thầu sẽ được phân chia thành thầu chính và thầu phụ. Thầu chính là nhà thầu trực tiếp thực hiện kí kết hợp đồng với nhà đầu tư chính. Thầu phụ là nhà thầu sẽ kí kết hợp đồng với tổng thầu thi công xây dựng hoặc thầu chính, thực hiện một phần công việc cho tổng thầu hoặc thầu chính.
3. Tổng Thầu Có Quyền, Nghĩa Vụ Và Trách Nhiệm Ra Sao?
a. Quyền Lợi:
Tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể là Khoản 1 điều 28 của có quy định:
Tổng Thầu có quyền kiểm soát trên mọi phương tiện, biện pháp thi công công trình trong phạm vi dự án. Tổng Thầu có quyền bổ sung, thay thế nhà thầu phụ trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng, tiến độ, giá thành sau khi được chủ đầu tư chấp thuận. Tổng thầu có quyền lựa chọn nhà thầu phụ qua việc đấu thầu, chỉ định nhà thầu phù hợp với tổng thầu cũng như phù hợp với quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình. b.Trách nhiệm:
Tổng Thầu kiểm soát công trình, lựa chọn thầu phụ nên phải chịu trách nhiệm với mọi phương tiện, biện pháp được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện công việc. Tổng Thầu chịu nhiệm cung cấp cho các nhà thầu phụ toàn bộ nguyên vật liệu, nhân công, các dịch vụ đáp ứng quá trình thực hiện công trình. Tổng Thầu chịu nhiệm cung cấp cho các nhà thầu phụ toàn bộ nguyên vật liệu, nhân công, các dịch vụ đáp ứng quá trình thực hiện công trình. c. Nghĩa vụ:
Tại Khoản 2 Điều 28, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chỉnh phủ, có quy định như sau:
Tổng Thầu có nghĩa vụ tổ chức điều hành công trường, điều phối nhà thầu phụ về việc sử dụng hợp lý các công trình công trình phụ trợ, công trình phục vụ thi công. Điều này giúp tránh lãng phí, bảo vệ mặt bằng, giữ an toàn, an ninh trật tự công trường. Nhà thầu phụ có nghĩa vụ thực hiện theo chỉ đạo của tổng thầu về việc điều hành công trường. Tổng Thầu có nghĩa vụ lập, thỏa thuận với chủ đầu tư các kế hoạch trong quá trình thi công theo từng giai đoạn, hạng mục công trình chủ yếu, kế hoạch thanh toán của hợp đồng. Tổng Thầu có nghĩa vụ tổ chức mua, chế tạo, cung ứng vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đảm bảo tiến độ thực hiện trong hợp đồng. Thực hiện thỏa thuận, thống nhất hồ sơ mời thầu với chủ đầu tư và về các vấn đề mua sắm thiết bị công nghệ với chủ đầu tư. Tổng Thầu có nghĩa vụ tổ chức quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình theo đúng quy định về quản lý chất lượng và các thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng. Tổng Thầu có nghĩa vụ tổ chức, điều phối, quản lý mọi hoạt động trên công trường. Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an ninh công trường, phòng chống cháy nổ. Tổng Thầu có nghĩa vụ phối hợp cùng nhà đầu tư chủ động khi cần đào tạo cán bộ quản lý, công nhân vận hành sủ dụng công trình, chuyển giao công nghệ, bàn giao bản vẽ, tài liệu có liên quan đến quá trình vận hành kèm theo đó là cách vận hành, sử dụng và bảo trì chúng cho nhà đầu tư. Tổng Thầu có nghĩa vụ thực hiện thử nghiệm, điều chỉnh, chạy vận hành thử đồng bộ và bàn giao công trình đã hoàn thành cho chủ đầu tư theo quy định của nhà nước và thỏa thuận của hợp đồng. Tổng Thầu có nghĩa vụ bảo hành công trình đã hoàn thiện theo pháp luật đã quy định. Tổng Thầu có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm về chất lượng công trình trước pháp luật nhà nước và chủ đầu tư, kể cả tiến độ thực hiện công trình và những phần việc đã giao cho nhà thầu phụ, đồng thời bồi thường vật chất khi có thiệt hại, sự cố do lỗi của mình. 4. Dựa vào đâu để đánh giá tổng thầu thi công xây dựng uy tín
Với bề dày hơn 25 năm kinh nghiệm thi công và 12 năm kinh nghiệm thiết kế, LSS tự hào là đơn vị Tổng thầu chuyên nghiệp và hàng đầu trong lĩnh vực Kiến trúc Cảnh quan tại Việt Nam.
Chúng tôi đã tham gia ở vị trí Tổng thầu ở nhiều dự án cảnh quan quy mộ và quan trọng, trong đó tiêu biểu là tổng thầu Cảnh quan dự án Merryland Quy Nhơn 925 ha do Tập đoàn Hưng Thịnh làm Chủ đầu tư. Chúng tôi cam kết một quá trình thực hiện và quản lý chuyên nghiệp nhất, đáp ứng tối đa các yêu cầu phức tạp của vị trí Tổng thầu Cảnh quan bao gồm:
Kinh nghiệm đa dạng: có khả năng làm việc với nhiều loại dự án cảnh quan khác nhau, từ khu dân cư, thương mại đến du lịch giải trí. Kỹ năng thiết kế thi công: Tổng thầu có sự am hiểu sâu rộng về nguyên tắc thiết kế thi công cảnh quan, từ việc sắp xếp các yếu tố cảnh quan cho đến lựa chọn cây cối và vật liệu phù hợp. Quản lý dự án: quản lý tốt dự án từ giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế, triển khai đến hoàn thành, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Tư duy sáng tạo: có khả năng tư duy sáng tạo để tạo ra những không gian cảnh quan độc đáo và hấp dẫn. Hiểu biết về môi trường: có sự nhạy bén về vấn đề môi trường và bảo vệ thiên nhiên, đồng thời tích hợp các giải pháp bền vững vào thiết kế cảnh quan. Tương tác xã hội: hiểu rõ tầm quan trọng của không gian cộng đồng trong việc tạo ra môi trường sống tốt cho cư dân và đáp ứng nhu cầu xã hội. Với sự tận tâm và chuyên nghiệp, công ty LSS sẽ mang đến cho khách hàng những không gian sống ngoại thất tuyệt vời, hài hòa với thiên nhiên và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thẩm mỹ và chức năng.
Tư vấn, thiết kế & thi công cảnh quan, xin tham khảo và liên hệ:
Website: lss.vn
Hotline: (028) 668 54 668
___Ban Biên Tập LSS___